I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
Hoằng Đồng là xã đồng bằng của huyện Hoằng Hoá có tổng diện tích tự nhiên 294,3 ha, xã cách trung tâm huyện 1,5 km về phía Bắc, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 8 km về phía Tây Nam. Phía Đông có tuyến đường tỉnh lộ 510 chạy qua theo hướng Bút - Quăng. Ở giữa có tuyến đường liên xã chạy qua và đặc biệt là phía Tây có tuyến Quốc lộ 1A với chiều dài qua địa giới hành chính xã 1,2 km. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 294,3 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 188,46 ha, Diện tích đất phi nông nghiệp là  105,7 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 0,14 ha; có 1.228 hộ, với 4.585 khẩu.
- Phía Bắc giáp thị trấn Bút Sơn;
- Phía Nam giáp xã Hoằng Thịnh, Hoằng Thái;
- Phía Đông giáp xã Hoằng Thắng;
- Phía Tây giáp xã Hoằng Minh.
2. Thuận lợi.
Với truyền thống là Đảng bộ nhiều năm liên tục đạt trong sạch vững mạnh; hệ thống chính trị được ổn định vững chắc từ xã đến các thôn, đội ngũ cán bộ có năng lực được đào tạo cơ bản, có uy tín đối với nhân dân;
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hoằng Đồng vẫn không ngừng phấn đấu để duy trì và ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới.
Được sự quan tâm của Ban thường vụ huyện ủy, UBND huyện Hoằng Hóa xã Hoằng Đồng vinh dự được chọn - giao nhiệm vụ là một trong hai xã đầu tiên xây dựng Nông thôn mới nâng cao của huyện. Đây là thách thức, song cũng là niềm tự hào, là nguồn động viên, khích lệ rất lớn, là nền tảng, cơ sở quan trọng để Đảng bộ và nhân dân xã nhà đặt ra quyết tâm xây dựng xã Hoằng Đồng đạt các tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao, tiến tới Nông thôn mới kiểu mẫu.
3. Khó khăn.
Xây dựng xã NTM nâng cao với khối lượng công việc tương đối lớn, nhận thức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ, thời gian từ tiếp thu chủ trương, xây dựng đề án đến triển khai thực hiện ngắn; nhiều hạng mục, tiêu chí khá phức tạp, các hướng dẫn và cơ chế chính sách chưa thật cụ thể, rõ ràng, gây không ít khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Nguồn vốn của địa phương và huy động vốn để đầu tư quy hoạch, xây dựng các hạng mục đạt tiêu chí NTM còn nhiều hạn chế. Trong khi đó cấp trên chưa có hướng dẫn, thông báo về nguồn vốn, tỷ lệ vốn được hỗ trợ đầu tư, thời gian được đầu tư cho các hạng mục xây dựng.
- Quỹ đất QH theo các văn bản của các ngành như: mở rộng đường giao thông, các khu vui chơi, giải trí ….. quỹ đất còn hạn hẹp do vậy hạn chế đến việc quy hoạch. Trong khi đó tinh thần tự nguyện hiến đất để xây dựng, quy hoạch vào các công trình phúc lợi của hộ nhân dân là rất ít.
Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, sự chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kịp thời của BCĐ tỉnh, huyện; sự đoàn kết thống nhất quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã tập chung chỉ đạo quyết liệt, có nhiều cách làm sáng tạo, vượt qua khó khăn, khơi dậy được nội lực trong nhân dân, đến nay xã đã thực hiện thành công Chương trình xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao.
II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
- Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 2540/QĐ-TTg, ngày 30/12/2016 về việc ban hành quy định, điều kiện, trình tự, thủ tục hồ sơ xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn Nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Căn cứ Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
- Căn cứ Quyết định 414/2017/QĐ-TTg ngày 4/4/2017 của thủ tướng chính phủ Quyết định Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số 1415/2017/QĐ- UBND ngày 3/5/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành bộ tiêu chí xã NTM tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Quyết định số 25/2018/ QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành tiêu chí,điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 – 2020;
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
1.     Công tác chỉ đạo, Điều hành
Căn cứ các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh, huyện. Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM xã đã tổ chức hội nghị thống nhất kế hoạch năm 2020 đến các ngành đoàn thể va Ban phát tiển thôn.
Đảng uỷ xã Hoằng Đồng đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/ĐU ngày 02 tháng 01 năm 2019 Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ xã về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019;  Nghị quyết số 24-NQ/ĐU ngày 27 tháng 12 năm 2019 Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ xã về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020. Trong đó có mục tiêu phấn đấu về đích xã nông thôn mới nâng cao;
Ban chỉ đạo chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nâng cao xã được kiện toàn theo Quyết định số 02-QĐ/ĐU, ngày 05/6/2020 gồm có 23 thành viên, Ban chỉ đạo phân công các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo phục trách từng tiêu chí và các thôn; Hàng tuần giao ban, đưa ra các giải pháp thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Tiến hành khảo sát, điều tra về sản xuất, điều tra về vườn hộ, các tuyến đường giao thông, điều tra về vệ sinh môi trường. Đi vào cụ thể từng nhiệm vụ cụ thể về XD NTM nâng cao để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao.
2. Ban hành cơ chế, chính sách
Về cơ chế chính sách hỗ trợ, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh của huyện, HĐND xã đã ban hành nghị quyết về cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế như: Xây dựng nhà văn hóa thôn, đường giao thông, rãnh thoát nước, chỉnh trang nhà văn hóa, vườn hộ, quét vôi ve, vẽ tranh, dựng lam tường rào, hỗ trợ giống cây trồng…
3 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn
a) Công tác truyền thông.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông để toàn dân hiểu và cùng chung tay xây dựng thành công xã Nông thôn mới nâng cao thông qua các hội nghị: Hội nghị Đảng bộ, Sinh hoạt chi bộ hàng tháng, Hội nghị nhân dân các thôn, sinh hoạt của các tổ chức hội (nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, …)
Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo hiểm Y tế, Luật An toàn thực phẩm, Môi trường, Luận Nghĩa vụ quân sự...đến từng thôn.
Tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh xã, bằng các pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền. Lấy ý kiến nhân dân trong việc huy động sức người, sức của, đóng góp của nhân dân để thực hiện chương trình, công khai minh bạch dân chủ theo tinh thần pháp lệnh 34.
b) Công tác đào tạo, tập huấn.
Trong thời gian vừa qua công tác đào tạo, tập huấn được xã quan tâm cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do huyện và Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức, đồng thời tổ chức quán triệt, triển khai đề án, kế hoạch và công bố quy hoạch đến tất cả cán bộ từ xã đến thôn để nắm bắt, chỉ đạo tổ chức thực hiện.
4. Phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân
a) Phát triển sản xuất nông nghiệp.
Công tác phát triển sản suất nông nghiệp trên địa bàn xã được quan tâm chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chỉ đạo sản xuất thâm canh tăng năng suất cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân.
b) Hoạt động của hợp tác xã
Xã có 02 hợp tác xã đó là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và HTX dịch vụ Điện năng hoạt động có hiệu quả (có đăng ký, hoạt động hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp).
+ HTX DVNN: tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ, quy hoạch vùng cây trồng, giống cây trồng, tưới tiêu, bảo vệ đồng điền, phòng trừ sâu bệnh, vật tư phân bón. Tham gia ký kết hợp đồng với các công ty cung cấp giống cây trồng . Huy động đóng góp của xã viên đầu tư xây dựng đường giao thông nội đồng, kiên cố hoá kênh mương, cầu cống phục vụ sản xuất. Liên kết với nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.
+ HTX DV Điện năng thực hiện sửa chữa và thay thế các tuyến dây hạ thế trên địa bàn. Làm tốt công tác kiểm tra, chống thất thoát nguồn điện, phối hợp thực hiện chính sách chi trả tiền điện hỗ trợ hộ nghèo …..
c) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.
UBND xã đã tạo điều kiện về mặt bằng đất đai nhằm thu hút và phát triển các doanh nghiệp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã. Tính đến tháng 9 năm 2020 toàn xã có 22 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là công ty TCE Jean, chủ đầu tư Hàn Quốc đã giải thu hút hàng nghìn lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định.
- Đảng uỷ - UBND xã Hoằng Đồng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất ở các vùng quy hoạch lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trên địa bàn toàn xã. Đưa các giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao vào gieo trồng, thực hiện nghiêm ngặt lịch thời vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển mô hình lúa, cá kết hợp. Thực hiện quy hoạch hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng và từng bước đưa cơ giới hoá đồng bộ vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng năm tập trung chỉ đạo HTX DVNN, các thôn xây dựng kế hoạch và phát triển sản xuất và có nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện. Nhìn chung mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn xã đã và đang được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng thuận, tích cực thực hiện tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững.
d) Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân:
- Tuyên truyền cho nhân dân mở rộng phát triển nghề truyền thống như: nghề mộc, nghề thợ xây, mở rộng dịch vụ kinh doanh các mặt hàng như: dịch vụ ăn uống, giải trí, lưu trú, hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng ...... Toàn xã có 248 hộ sản xuất, kinh doanh cố định, tạo việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định.
- Phối hợp với các Công ty tư vấn tuyển dụng lao động, vận động các con em đi xuất khẩu lao động ở các nướccó thu nhập cao. Ngoài ra còn phối hợp với Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật huyện mở các lớp tập huấn cho nông dân về chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất cho trên 200 hộ sản xuất tham gia, đạt kết quả cao.
đ) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.
 Từ kết quả đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, kinh doanh dịch vụ. Lao động làm kinh tế xa nhà, lao động xuất khẩu đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Năm 2013 bình quân thu nhập đầu người đạt 22,2 triệu đồng/người/năm; năm 2019 đạt 46,7 triệu đồng/người/năm; năm 2020 đạt 56,1 triệu đồng/người/năm. Kết quả đó là cơ sở để giảm nghèo nhanh, bền vững, đến hết năm 2019, tòan xã còn 18 hộ nghèo (bao gồm 14 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội), chiếm tỷ lệ 1,47%.
5. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
Tổng kinh phí đã thực hiện: 161.627 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương, tỉnh, huyện:   6.393 triệu đồng, chiếm 3,96 %;
- Ngân sách xã:                                 64.599 triệu đồng, chiếm 39,97 %;
- Vốn doanh nghiệp:                                   18.135 triệu đồng, chiếm 11,22 %
- Vốn đầu tư từ nhân dân:                  72.500 triệu đồng, chiếm 44,86 %
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NTM NÂNG CAO
Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định là 15/15 tiêu chí, đạt 100 %, cụ thể:
         1.Tiêu chí số 1: Giao thông.
         a)Yêu cầu tiêu chí:
 (1) Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện chiều rộng nền đưng tối thiu 6,5m, chiều rộng mặt đường tốthiểu 4,5m được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: Đạt 100%.
(2) Đường trục thôn, bản và đườnliên thôn, bản chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m được cứng hóa, đảm bảo ô tô đlạthuận tiện quanh năm: Đạt 100%, trong đó: Cứng hóa từ 50% trở lên đối với xã thuộc Vùng 1, cứng hóa từ 80% trở lên đối với xã thuộc Vùng 2.
(3) Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m, chiều rộng mặt đường tối thiu 3,0m (trưng hp bất khả kháng nền đường tối thiểu 3,0m, mặt đường tốthiểu 2,0m); Với đường dân sinh chủ yếu phục vụ đi lại của người dân giữa các cụm dân cư và các hộ gia đình không có ô-tô chạy nền đường tối thiểu 2,0m, mặt đường tối thiểu 1,5m: Đạt 100%, trong đó: Cứng hóa từ 50% trở lên đối với xã thuộc Vùng 1, cứng hóa từ 80% trở lên đối với xã thuộc Vùng 2.
(4) Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đưng tối thiu 4,0m, chiều rộng mặt đưng tối thiểu 3,0m: Đạt 100%, trong đó: Cứng hóa từ 50% trở lên đối với xã thuộc Vùng 1, cứng hóa từ 70% trở lên đối với xã thuộc Vùng 2.
(5) Các đoạn đường trục xã và trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước mặt đường.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:
Xã đã tổ chức thực hiện xây dựng, mở rộng nền, mặt đường các tuyến đường, xây rãnh thoát nước mặt đường trên các tuyến đường giao thông bằng nguồn vốn của nhân dân đóng góp; hỗ trợ, kích cầu bằng xi măng của tỉnh và kích cầu theo Nghị quyết của HĐND huyện, xã.
- Các nội dung đã thực hiện:
- Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện chiều rộng nền đường bình quân 7,0m, chiều rộng mặt đường bình quân 4,5m trở lên được nhựa hóa 4,5km/4,5km đạt 100%.
- Đường trục thôn và đường liên thôn chiều rộng nền đường trung bình 4,0 m; chiều rộng mặt đường trung bình 3,0m được nhựa hóa hoặc bê tông hoá bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: 6,53km/6,53km đạt 100%. Có rãnh tiêu thoát nước, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm.
- Đường đường ngõ xóm của xã đảm bảo sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa, chiều rộng nền đường trung bình từ 3m đến 4m, chiều rộng mặt đường trung bình từ 2 - 3m. Đường ngõ xóm đã bê tông hóa được 4,78km/4,78km = 100%;
- Đường giao thông nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đường trung bình 4m - 5m, chiều rộng mặt đường trung bình 3m - 4m, tỷ lệ đường được bê tông hóa 1,88km/1,88km = 100%.
- Tỷ lệ các đoạn đường trục xã và trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước mặt đường là 15,81km/15,81km = 100%.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
2. Tiêu chí số 2: Thủy lợi.
          a) Yêu cầu tiêu chí:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động không nhỏ hơn năm trước liền kề.
- Đối với kế hoạch phòng, chống thiên tai đảm bảo các nội dung: Bố trí kho vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai; Bản đồ vị trí kho vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai; lập phương án di dân đối với dân cư sống trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ, lụt, sạt lở đất...; quy định cụ thể về chuẩn bị điều kiện cần thiết đối với các hộ dân khi phải di dời.
          - Quản lý và bảo vệ công trình phòng chống thiên tai: Không đổ rác lên mái đê, hành lang bảo vệ đê, bãi sông; không có vi phạm pháp luật về đê điều và PCLB theo quy định của Luật Đê điều và Luật PCTT.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:
Trên địa bàn xã không có công trình thủy lợi đầu mối nào do xã quản lý, chủ yếu các kênh tưới tự chảy từ nguồn nước cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong xã chủ yếu được lấy từ hệ thống kênh N20, N18, Lộc Vinh 4 về theo hệ thống kênh nội đồng.
- Các nội dung đã thực hiện:
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, Diện tích đất đất trồng cây hàng nămcần tưới tiêu của xã là 175,95 ha, diện tích được tưới và tiêu nước chủ động là 165 ha, đạt 93,77%.
Quyết định số 92/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 6 năm 2020 của UBND xã về kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn xã Hoằng Đồng năm 2020.
Có phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên phụ trách các đơn vị phù hợp với điều kiện của địa phương;
Có Quyết định phân bổ các đơn vị chuẩn bị dụng cụ, phương tiện tại chỗ ứng phó với thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.
Phương án số 03/KH-UBND, ngày 01 tháng 6 năm 2020 của UBND xã về phòng chống thiên tai năm 2020.
Có Quyết định phân bổ chỉ tiêu vật tư, dụng cụ trong công tác phòng chống bão lụt - giảm nhẹ thiên tai của xã.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
3. Tiêu chí số 3: Cơ sở vật chất văn hóa.
a)Yêu cầu tiêu chí:
Đảm bảo theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đạt từ 80% trở lên.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:
Sân vận động có diện tích 10.800m2, có hàng rào bao quanh, có sân khấu để tổ chức các hoạt động TDTT.
Nhà văn hóa thể thao xã đã xây dựng năm 2012, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2013 đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch. Có quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch, diện tích 13.200m2, 320 chỗ ngồi, có phòng làm việc của các tổ chức chính trị; phòng truyền thanh, thư viện, có các công trình phụ trợ đảm bảo.
Để thực hiện hoàn thành tiêu chí theo yêu cầu, xã đã đầu tư từ NS và kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để cải tạo 5 nhà văn hóa thôn.
- Các nội dung đã thực hiện:
Xã có 5/5 thôn có nhà văn hóa được chỉnh trang hoặc xây mới. Với diện tích khuôn viên các nhà văn hóa: 150 m2,  khu thể thao thôn trung bình từ 500 m2 trở lên, Quy mô xây dựng nhà văn hóa trên 100 chỗ ngồi trở lên.
Nhà văn hóa ở  5/5 thôn được trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị phục vụ sinh hoạt như  Bàn, ghế, loa đài và các trang thiết bị thể thao như bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền.
+ Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi đảm bảo điều kiện, nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em theo quy định.Được bố trí phù hợp thuận tiện cho việc vui chơi, luyện tập thể thao của nhân dân đặc biệt là người cao tuổi.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
4. Tiêu chí số 4: Nhà ở dân cư.
a) Yêu cầu của tiêu chí:
Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng phải lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng tính tại thời điểm xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tổng số nhà ở năm 2020 là 1.192 nhà; trong đó:
+ Nhà ở đạt chuẩn của Bộ xây dựng 1.192 hộ.
+ Trên địa bàn xã không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát.
+ Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là 1.192 hộ/1.192 hộ đạt 100%.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
5. Tiêu chí số 5: Thu nhập.
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn (triệu đồng/người): Năm 2019 đạt từ 41 triệu đồng trở lên đối với các xã thuộc Vùng 2; Năm 2020 đạt từ 46 triệu đồng trở lên đối với các xã thuộc Vùng 2;
- Tốc độ tăng Thu nhập bình quân đầu người hàng năm (tính từ năm được công nhận xã đạt chuẩn NTM đến năm đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao) từ 10% trở lên.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2013 (thời điểm đạt xã Nông thôn mới) là 22,2 triệu đồng/người/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2020 là 56,1 triệu đồng/người/năm.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
6. Tiêu chí số 6: Hộ nghèo.
a) Yêu cầu tiêu chí:
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đạt từ 5% trở xuống đối với các xã thuộc Vùng 1, từ 2,5% trở xuống đối với các xã thuộc Vùng 2.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, bằng nhiều các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 tính theo chuẩn nghèo đa chiều là 18 hộ/1.228 hộ, hộ nghèo đã trừ hộ nghèo là hộ bảo trợ xã hội: 04 hộ/1.228 hộ, tỷ lệ là 0,33%.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
7. Tiêu chí số 7: Lao động có việc làm.
a) Yêu cầu của tiêu chí:
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động. (Yêu cầu tiêu chí ≥ 94%).
b) Kết quả thực hiện tiêu chí
Theo số liệu thống kê năm 2020 dân số trong độ tuổi lao động của xã là 1.998 người, trong đó: Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 1.998 người; số người có việc làm trong độ tuổi lao động là 1.964 người. Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là: 1.964/1.998 người, bằng 98,3%.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
8. Tiêu chí số 8: Tổ chức sản xuất.
          a) Yêu cầu tiêu chí:
          - Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và có hiệu quả.
         - Xã có mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch... của địa phương.
          - Tỷ lệ diện tích cơ giới hóa bình quân các khâu trong sản xuất đối với các cây trồng chủ lực: Đạt từ 55% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 1, đạt từ 75% trở lên đối với các xã thuộc Vùng 2.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Xã có 02 hợp tác xã đó là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và HTX dịch vụ Điện năng hoạt động có hiệu quả (có đăng ký, hoạt động hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp).
+ HTX DVNN: tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ, quy hoạch vùng cây trồng, giống cây trồng, tưới tiêu, bảo vệ đồng điền, phòng trừ sâu bệnh, vật tư phân bón. Tham gia ký kết hợp đồng với các công ty cung cấp giống cây trồng. Huy động đóng góp của xã viên đầu tư xây dựng đường giao thông nội đồng, kiên cố hoá kênh mương, cầu cống phục vụ sản xuất. Liên kết với nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.
+ HTX DV ĐN thực hiện sửa chữa và thay thế các tuyến dây hạ thế trên địa bàn. Làm tốt công tác kiểm tra, chống thất thoát nguồn điện, phối hợp thực hiện chính sách chi trả tiền điện hỗ trợ hộ nghèo …..
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
          9. Tiêu chí số 9: Vườn hộ.
          a) Yêu cầu tiêu chí:
          - Có ít nhất 30% vườn hộ có hệ thống tưới, tiêu khoa học hoặc có áp dụng một trong các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến khác vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến.
          - Vườn hộ được quy hoạch khoa học, hiệu quả; sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
          - Giá trị sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh chiếm tỷ lệ tối thiểu 75% tổng giá trị sản phẩm từ vườn.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Trên địa bàn toàn xã có 03 hộ có vườn, diện tích là 1.200 m2, trong đó 03 hộ áp dụng có hệ thống tưới, tiêu khoa học hoặc có áp dụng một trong các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến khác vào sản xuất, diện tích là 1.200 m2
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
10. Tiêu chí số 10: Giáo dục và Đào tạo.
          a) Yêu cầu tiêu chí:
- Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3 theo Quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ.
- Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo.(Yêu cầu tiêu chí ≥65%).
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Xã Hoằng Đồng đạt chuẩn Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS mức độ 3, đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2 theo Quyết định số 8281/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc và học nghề hàng năm đạt như sau: Năm học 2018 - 2019 trường có 34/34 học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%. Đồng thời có 32 học sinh dự thi đậu vào lớp 10 THPT, TH Bổ túc, học nghề đạt tỷ lệ 29/32 = 90,6%.
+ Năm học 2019 - 2020 trường có 25/25 học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%. Đồng thời có 16 học sinh dự thi đậu vào lớp 10 THPT, TH Bổ túc, học nghề đạt tỷ lệ 14/16 = 87,5 %.
          - Số lao động có việc làm là: 1.964 lao động, trong đó: số lao động có việc làm qua đào tạo là 1.483 lao động. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo là: 1.483/1.964 lao động = 75,5%.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
11. Tiêu chí số 11: Y tế.
a) Yêu cầu tiêu chí:
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 91% trở lên.
- Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (trên người); tích cực triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện, xử lý và báo cáo dịch kịp thời; không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã.
- Triển khai hiệu quả các hoạt động an toàn thực phẩm; hàng năm trên địa bàn xã không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn, đông người (từ 30 người trở lên).
-Tỷ lệ trẻem dưới 5 tuổi bị suy dinh dưng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) năm sau thấp hơn năm trước 0,5% trở lên.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là: 4.238/4.517 = 93,8%. (đạt)
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2010 và đến năm 2016 tiếp tục được công nhận chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
         - Trạm y tế xã có diện tích:1.227 m2, tổng có 5 cán bộ trong đó (01 bác sỹ đa khoa, 2 y sỹ đa khoa, 01 điều dưỡng, 01 nữ hộ sinh).
         - Xã Hoằng Đồng đã được công nhận xã an toàn thực phẩm năm 2019 tại Quyết định số 60/QĐ-UBND, ngày 08/01/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi; năm 2017 là 84/495 cháu =16,9%; năm 2018 là 77/492 cháu = 15,5%. Năm 2019 là 79/583 cháu = 13.5%, Năm 2020: 21 cháu/522 cháu = 11,9%. Hàng năm giảm trên 2% đạt theo tiêu chí.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
12. Tiêu chí số 12: Văn hóa.
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định (theo yêu cầu ≥90%).
- Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Hiện nay tất cả 5/5 thôn sau khi sáp nhập đều được công nhận thôn văn hóa 3 năm liên tục chiếm tỷ lệ 100%.
- Xã Hoằng Đồng được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2012
(Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 của UBND huyện Hoằng Hóa)
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
13. Tiêu chí số 13: Môi trường và An toàn thực phẩm.
a) Yêu cầu của tiêu chí:
- Xã có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung và: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% ,tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 100% .
-Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 100%.
- Khu xử lý rác thải tập trung của xã (nếu có) được bao quanh bằng hàng rào cây xanh.
- Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 80% trở lên.
- Các hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch theo quy định đạt từ 90% trở lên.
- Tỷ lệ các hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt từ 80% trở lên.
- Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 60% trở lên.
- Tỷ lệ số tuyến đường được trồng hoa, trồng cây bóng mát đạt từ 40% trở lên.
- Có mô hình bảo vệ môi trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch trên địa bà là 1.128/1.228 hộ bằng 100%.
- Trên địa bàn xã có 69 hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh gồm các loại hình như:
+ Có 06 hộ gia đình giết mổ gia súc;
+ Có 11 cơ sở chăn nuôi: Trong đó có 3 trang trại, và 9 gia trại chăn nuôi (lợn, bò);
+ Có 16 cơ sở, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng tạp hóa;
+ Có 36 cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Tất cả các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đều tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đạt tỷ lệ 100%.
+ Xã Hoằng Đồng có chợ và đạt chuẩn ATTP năm 2019.
- Đối với rác thải sinh hoạt khu dân cư: trên địa bàn xã không có bãi rác tập trung mà xử lý bằng  hình thức hợp đồng với công ty TNHH dịch vụ môi trường Hoàng Anh thu gom rác thải tập trung và vận chuyển đưa đi xử lý
- Lượng rác thải phát sinh trên địa bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định là 1.228/1.228 hộ đạt 100% (đạt).
- Công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xã luôn luôn được chú trọng.
Hàng năm đều phát động tết trồng cây tại các thôn, nhà trường và trạm y tế; UBND xã xây dựng kế hoạch số15/KH – UBND ngày 04/2/2020 triển khai xây dựng “ mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình” trên địa bàn xã giai đoạn 2020 - 2025.Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng Quy chế hoạt động của BCĐ thực hiện mô hình; phân công cụ thể từng thành viên Ban chỉ đạo, cán bộ, công chức các thành viên có liên quan. Chỉ đạo cán bộ, công chức chuyên môn được phân công phụ trách các thôn tổ chức tổng dọn vệ sinh tại các tổ cụm dân cư; hàng tuần tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh thoát nước, cải tạo ao, hồ, nạo vét kênh mương, phát quang bụi rậm nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hoà môi trường không khí tại địa phương trong các dịp lễ tết, các đợt cao điểm, các kế hoạch hướng dẫn của cấp trên.
-Chỉ đạo trồng cây xanh, trồng hoa 2 bên đường với tổng số 6.381km.
Đường làng ngõ xóm đã được bê tông hoá có hệ thống mương thoát nước mưa hai bên, không để xảy ra tình trạng lầy lội, ngập úng.
Các thôn có hương ước về giữ gìn vệ sinh môi trường chung được quy định thời gian tổng vệ sinh vào sáng chủ nhật hàng tuần; mỗi tuyến đường đều có thùng đựng rác bằng nhựa để thu gom rác thải theo lịch.
Tập trung công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường số 55/2014 và luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể quan tâm đúng mức, bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: tin bài về tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn xóm, tuyên truyền bằng khẩu hiệu, pano, áp phích. Giao cho ban văn hóa, đài truyền thanh xã thường xuyên có tin bài, có chuyên mục về bảo vệ môi trường để tuyên truyền cho nhân dân hiểu và thực hiện.
- Ủy ban nhân dân xã phối hợp với các đoàn thể tổ chức tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm thông qua các buổi sinh hoạt, các câu lạc bộ liên thế hệ…
- Tuyên truyền thông qua việc cam kết “ bảo vệ môi trường” giữa chính quyền với MTTQ, các ngành đoàn thể, cam kết giữa các ngành đoàn thể đến gia đình hội viên đoàn viên, cam kết của các thôn đến từng hộ nông dân.
- Trong các hội nghị nhân dân và các hội nghị của các tổ chức đoàn thể thường được lòng ghép đến công tác bảo vệ môi trường để đưa ra cho hội viên và nhân dân tự đấu tranh những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
- Công tác thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt:
Trên địa bàn xã Hoằng Đồng không có bãi rác tập trung, tuy nhiên việc thu gom và xử lý rác được thực hiện rất hiệu quả bằng hình thức thu gom, phân loại xử lý ngay tại hộ gia đình; rác thải vô cơ được hợp đồng vận chuyểnvới Công ty môi trường đạt 100%.
+ Khối lượng chất thải sinh hoạt được thu gom bình quân 1 ngày là 3,2 tấn rác thải.
+ Thu gom tại từng hộ gia đình.
+ Rác thải sinh hoạt được thu gom bằng xe thu gom đến thu gom vận chuyển đi xử lý.
+ Phương thức xử lý chất thải: Chất thải hữu cơ được xử lý ngay tại hộ gia đình; chất thải vô cơ được vận chuyển bằng xe thu gom vận chuyển đến bãi rác của huyện.
- Thống kê tình hình phát sinh, thu gom, xử lý rác thải (theo Phụ lục 2).
- Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ: 1.189 hộ/1.192 hộ = 99,74 %.
- Số hộ có nhà tắm hợp vệ sinh, tỷ lệ: 1.189 hộ/1.192 hộ = 99,74 %.
- Số hộ có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ: 1.192 hộ/1.192 hộ = 100%
- Toàn xã có 118 hộ chăn nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình.
 - Tỷ lệ các hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đảm bảo, có chuồng trại khô ráo thoáng mát, thường xuyên vệ sinh chuồng trại không để các chất thải bị ứ đọng và có mùi hôi thối ảnh hướng đến môi trường xung quanh là 102 hộ/118 hộ = 86,4%
- Tổng số km đường được trồng hoa, trồng cây bóng mát trên địa bàn là: 6.381km
+Số tuyến đường được trồng hoa là 18 tuyến chiều dài là 6,381 km
Tỷ lệ số km được trồng hoa là 6,381km/11,53km = 55%
- Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xã luôn luôn được chú trọng, các thôncó hương ước về giữ gìn vệ sinh chung, quy định lịch tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm ít nhất 01 tuần 01 lần tổ chức tổng dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh và xử lý rác thải nơi công cộng theo các cụm dân cư đã phát huy được tính tập thể người dân cùng tham gia.
Xã xây dựng thành công mô hình “ Phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình ” giai đoạn 2020 - 2025.
MTTQ, các ngành đoàn thể phát động hội viên, đoàn viên, nhà nhà thi đua, người người thi đua và xác định đây là nhiệm vụ chính trị phải phát động thường xuyên, liên tục trong tổ chức và thực hiện nhiệm vụ đã đưa vào nội dung chương trình tháng, quý và năm.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
14. Tiêu chí số 14: An ninh trật tự.
a) Yêu cầu tiêu chí:
- Tỷ lệ khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” từ 90% trở lên; ANTT được đảm bảo; nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; có các mô hình tự quản liên kết bảo vệ ANTT hoạt động thường xuyên, hiệu quả; trong 3 năm liền kề năm được xét công nhận, có 01 năm được tặng bằng khen về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Không có người chấp hành xong án phạt tù và đặc xá cư trú tại địa bàn tái phạm tội bị khởi tố; không để xảy ra hoạt động tội phạm có tổ chức, tội phạm về ma túy, kinh tế, môi trường phức tạp kéo dài, chậm bị phát hiện.
- Lực lượng công an xã được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh, trong 3 năm liền kề năm xét công nhận ít nhất có 01 năm đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” trở lên.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Tỷ lệ khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”trên địa bàn xã là 5/5 thôn và 3 cơ quan trường học được công nhận tiêu chuẩn về an ninh trật tự bằng 100%.
- Trên địa bà xã không có người chấp hành xong án phạt tù và đặc xá cư trú tại địa bàn,tuy nhiên trong số này không tái phạm tội bị khởi tố.
Trên địa bàn xã không để xảy ra hoạt động tội phạm có tổ chức, tội phạm về ma túy, kinh tế, môi trường phức tạp kéo dài, chậm bị phát hiện.
- Lực lượng công an xã Hoằng Đồng được công nhận “Đơn vị quyết thắng” năm 2018 tại Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 27/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
15. Tiêu chí số 15: Hành chính công.
a) Yêu cầu tiêu chí:
Thực hiện tốt yêu cầu cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
- Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định: Tính đến thời điểm hiện tại tổng số cán bộ xã là 19 người, trong đó:
Có trình độ chuyên môn: Đại học 20 người.
Có trình độ lý luân chính trị: Trung cấp 17 người = 85,0 %.
Hiện trạng đội ngũ cán bộ chuyên trách công chức đạt chuẩn theo quy định 20/20; tỷ lệ cán bộ đạt chuẩn 100 %.
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: Có 9 tổ chức bao gồm: Đảng bộ, HĐND, UBND, MTTQ, Đoàn TN, Hội PN, Hội ND, Hội CCB, công đoàn cơ sở, đủ các tổ chức theo quy định.
- Đảng bộ, chính quyền xã: Đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh nhiều năm liên tục.
- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã: 5/5 tổ chức Đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
- Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
          Căn cứ theo quy định số: 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính Phủ về ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, hiện nay xã Hoằng Đồng đã đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí: (Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật; Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; Phổ biến, giáo dục pháp luật; Hòa giải ở cơ sở; Thực hiện dân chủ ở cơ sở).
c) Tự đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
V. NỢ ĐỌNG XÂY DỰNG CƠ BẢN.
Trong quá trình xây dựng NTM nâng cao ở địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình như: Chỉnh trang nhà văn hóa các thôn, xây dựng công viên mini thôn 1 Lê Lợi, nâng cấp mở rộng một số tuyến đường giao thông, thảm nhựa một số tuyến đường giao thông, đầu tư xây dựng một số mương tiêu thoát nước trong khu dân cư, ….. của xã bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và ngân sách địa phương cũng như đóng góp của nhân dân để hoàn thành các công trình đến nay các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, việc xử lý nợ thanh quyết toán các công trình đầu tư còn một số công trình xã đã có kế hoạch trả nợ từ nguồn thuế đất và một số nguồn khác trong kế hoạch giải quyết sẽ hoàn thành trong năm 2020.
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG
          1. Những mặt đã làm được
Thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao xã Hoằng Đồng với các giải pháp đồng bộ đã thực sự làm thay đổi toàn diện tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, nhận thức của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện, đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt, con người có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
2. Mặt hạn chế và nguyên nhân
           Qua thời gian thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, tuy đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhưng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế đó là:
           - Một số thành viên ban chỉ đạo, Ban quản lý chưa thực sự nhiệt tình trong công tác chỉ đạo điều hành, còn có tư tưởng xem nhẹ thiếu tâm huyết; các Ban phát triển thôn hoạt động chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
- Công tác tuyên truyền về xây dựng NTM ở một số thôn chưa được chú trọng, một bộ phận người dân chưa hiểu được trách nhiệm và vai trò của mình trong nhiệm vụ XD NTM, còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại Nhà nước.
- Việc huy động thu hút nguồn vốn đầu tư của các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho chương trình xây dựng NTM nâng cao còn hạn chế.
           Nguyên nhân của những hạn chế khuyết điểm đó là:
           Chương trình xây dựng NTM nâng cao là một nhiệm vụ lớn, mới và khó, trong khi tiềm lực của địa phương không cao.
Trong quá trình tổ chức thực hiện một số cán bộ chưa phát huy tính sáng tạo, thiếu linh họat và chủ động trong công việc.
3. Sự hài lòng của người dân
Từ những kết quả đó, sau khi MTTQ tổ chức lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác xây dựng Nông thôn mới, hầu hết nhân dân đều hài lòng, phấn khởi với tỷ lệ hài lòng bình quân các tiêu chí đạt 90% trở lên.
4. Bài học kinh nghiệm
           Từ những thực tiễn công việc trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao địa phương rút ra một số kinh nghiệm như sau:
          Thứ nhất, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM, NTM nâng cao để cả hệ thống chính trị ở cơ sở người dân hiểu rõ ý nghĩa của chương trình. Phát động tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là trong việc thực hiện chương trình nông thôn mới; các phong trào phải được xây dựng từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, đánh giá đúng mức, đúng đối tượng, khen thưởng kịp thời, hoặc khen thưởng theo chuyên đề để kích cầu và nhân rộng mô hình... 
          Thứ hai, cần phải quan tâm giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của nhân dân, nhất là những tồn tại đã lâu, như minh bạch trong kinh tế, vấn đề đất đai, vấn đề giải quyết các chế độ chính sách...; qua đó phải có sự quan tâm, động viên, giải quyết kịp thời khi những vấn đề mới phát sinh. Người đứng đầu cấp uỷ chính quyền phải luôn đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên làm trọng, coi lợi ích của nhân dân là gốc của mọi vấn đề và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc mình lãnh đạo, không nên đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm.  
          Thứ ba, trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là xây dựng nông thôn mới cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng thôn, xã, không dập khuôn, máy móc, nhưng phải theo các quy định để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tập trung quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao; huy động nguồn lực đa dạng nhất là trong xây dựng hạ tầng. Trong thực hiện công việc, cán bộ, đảng viên phải luôn là người tiên phong, nêu gương, đổi mới phong cách làm việc hiệu quả nhất...
VII. KẾ HOẠCH DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI, XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀ PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU.
1. Quan điểm
Xây dựng và duy trì các tiêu chí NTM đã đạt là chủ trương lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị.
Xây dựng và duy trì các tiêu chí NTM, NTM nâng cao là cuộc vận động rộng rãi, thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia; trong đó cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" và các phong trào do các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội phát động.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát.
- Tiếp tục duy trì, củng cố và kiện toàn các tiêu chí đã đạt được của NTM và NTM nâng cao. Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng xã hội, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Phát triển nông thôn theo quy hoạch, gắn nông nghiệp với phát triển, dịch vụ, thương mại; Hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại; Bản sắc văn hóa được bảo tồn, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp; chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao, sát dân, gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân.
b) Mục tiêu cụ thể.
- Duy trì xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5/5 thôn đạt khu dân cư NTM kiễu mẫu.
- Đến năm 2025 xã không có hộ nghèo trừ hộ nghèo bảo trợ xã hội.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 96% trở lên.
b) Giai đoạn 2025-2030:
3. Nội dung thực hiện
- Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM nâng cao, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội.
- Tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp và đóng góp của nhân dân để duy trì và nâng cao các tiêu chí. Đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất cho người dân; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích người dân đầu tư ứng dụng KHCN vào sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nhất là phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và dịch vụ.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban phát triển từ xã đến thôn đảm bảo đủ về cơ cấu số lượng từng bước nâng cao chất lượng.
- Phát huy vai trò của MTTQ và tổ chức đoàn thể nhân dân để huy động các nguồn lực trong nhân dân, kịp thời biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có cách làm hay sáng tạo, hiệu quả để thu hút sự tham gia của người dân.
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
293883